Với đối tượng là trẻ em thì khi hàn răng sâu sẽ có 1 số lưu ý như sau:
Phương pháp tiến hành phải nhanh chóng, không gây đau đớn, không khó chịu.
Thực hiện dễ dàng, hạn chế các máy móc phức tạp
Đảm bảo chính xác, an toàn, hiệu quả. Không kích ứng với trẻ nhỏ.
Hiện tại, khi nhắc đến hàn răng sâu, công nghệ hàn bằng laser đang được đánh giá hiệu quả tốt nhất.
Ánh sáng laser hoàn toàn không gây kích ứng hay tốn thương tới các mô mềm nhạy cảm trong khoang miệng. Phương pháp hàn răng sâu này đảm bảo nhanh – an toàn – hiệu quả cao.
Một số bất lợi khi nhổ răng sữa quá sớm:
Có nên hàn răng sâu cho trẻ
Tất cả mọi răng sữa sẽ đều được thay thế bởi răng vĩnh viễn theo một quy luật riêng và hoàn tất khi trẻ lên 9-10 tuổi, tuy nhiên tình trạng của răng sữa ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến răng vĩnh viễn mọc lên sau này. Khi răng vĩnh viễn khi mọc sẽ làm tiêu biến gốc răng sữa khiến răng sữa lung lay và rụng đi.
Nếu như răng sữa bị sâu và phải nhổ sớm sẽ khiến răng vĩnh viễn về sau mọc lên bị lệch lạc mà răng bị ảnh hưởng nhiều sẽ là răng hàm vĩnh viễn số 6. Khi răng này mọc về phía trước sẽ chen vào chỗ các răng vĩnh viễn khác, cuối cùng dẫn đến tình trạng răng mọc khấp khểnh và sai khớp cắn.
Hàn răng sữa trẻ em
Răng sữa có chức năng quan trọng không kém gì răng vĩnh viễn. Nó giúp trẻ thực hiện được những công việc hằng ngày như nhai, nghiền, cắn, xé, giữ một vai trò quan trọng không thể thiếu trong quá trình tiêu hóa. Nếu thiếu đi răng sữa, chế độ ăn uống của trẻ sẽ bị ảnh hưởng khiến sức khỏe giảm sút, biếng ăn, có thể dẫn đến suy dinh dưỡng.
Ngoài ra, răng sữa còn đóng vai trò giúp trẻ phát âm tròn tiếng và giúp cho quá trình học ngoại ngữ sau này được thuận lợi.
+ Răng sữa đến tuổi thay, lung lay nhiều hoặc chưa lung lay nhưng mầm răng vĩnh viễn đã mọc hoặc răng vĩnh viễn đã mọc trồi lên trên.
+ Những răng sữa bị nhiễm khuẩn ở chóp gốc răng, nên nhổ để tránh thiểu sản men cho mầm răng.
+ Nhổ những răng làm cản trở cho sự mọc lên của răng vĩnh viễn.
+ Nhổ những răng sữa bị tủy răng đã bị hoại tử, lâu ngày có thể gây nhiễm khuẩn, nhiễm độc cho vùng lân cận.
Như vậy có có nên hàn răng cho bé 3 tuổi nên hay không, tốt hơn hết bạn nên đưa bé đến trung tâm nha khoa để thăm khám sớm và nha sỹ sẽ có hướng hỗ trợ điều trị tốt phù hợp.
Ngoài ra, bạn nên có chế độ chăm sóc răng miệng tốt cho bé, hướng dẫn bé vệ sinh răng miệng và hạn chế các thực phẩm và đồ uống chứa nhiều đường.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét