Mọc răng khôn là gì? Tại sao lại phải mọc răng khôn? Cho đến nay vẫn chưa xác định được nguyên do tại sao lại phải mọc răng khôn vì răng khôn gần như không có chức gì trong nhiệm vụ nghiền nát thức ăn. Trong khi đó vị trí răng khôn nằm ở trong cùng của hàm, nơi mà bàn chải đánh răng khó có thể vào vệ sinh sạch sẽ thức ăn thừa nên thường có hiện tượng thức ăn mắc lại gây sâu răng.
Răng khôn là gì?
Răng khôn hay còn gọi là răng số 8 là những chiếc răng được mọc sau cùng trong độ tuổi trưởng thành từ 18-25 tuổi nằm phía trong cùng của hai hàm răng, khi mà xương hàm đã ngừng tăng trưởng và phát triển. Một người bình thường sẽ có 4 cái răng khôn ở góc hàm. Tuy nhiên cũng có người không thấy răng khôn mọc ra vì vẫn còn nằm trong xương hàm. Khi có sự mất cân xứng giữa răng và kích thước xương hàm, dẫn đến tình trạng hay mọc ngầm, mọc kẹt của răng khôn.
Do mọc sau cùng, phía trước có răng số 7 nên răng khôn hàm dưới có thể bị thiếu chỗ để mọc thẳng dẫn đến mọc lệch, mọc ngầm, khiến chúng ta cảm thấy đau đớn, khó chịu, khó vệ sinh răng miệng. Khi răng khôn mọc lệch đâm xiên vào răng số 7 thì gây đau răng, gây sưng lợi và viêm nhiễm vùng lợi quanh răng, viêm còn gây sốt.
Tại sao lại gọi là răng khôn?
Cho đến nay thì câu hỏi tại sao gọi là răng khôn vẫn chưa tìm được câu trả lời chính xác nhất. Có người cho rằng răng khôn thường mọc ở độ tuổi trưởng thành, khi mà ta đã khôn lớn nhận thức được mọi chuyện xung quanh nên có lẽ vậy mà nó được gọi là “răng khôn”.
Răng khôn là gì ? Giải đáp của chuyên gia tại nha khoa KIM
Nhiều ý kiến khác lại cho rằng vì nó mọc ở sâu trong cùng nên được gọi là răng khôn. Trên thực tế mỗi chiếc răng đều có hình dạng phù hợp với chức năng của nó. Răng khôn cũng không phải ngoại lệ, răng mọc sâu trong cùng cạnh những chiếc răng hàm còn lại để đảm bảo thẩm mỹ và chức năng ăn nhai đúng. Khi 28 chiếc răng đã mọc đủ chỗ thì còn lại vị trí trống là để nơi răng khôn mọc.
Mọc răng khôn phải xử lý như thế nào?
Răng khôn là răng nào không còn quan trọng nữa khi mà răng mọc lệch, mọc ngầm gây nguy hiểm cho bạn. Áp lực mọc răng khôn có thể gây ra tiêu ngót chân răng của răng bên cạnh. Răng khôn có thể thoái hóa thành u, nang bệnh lý trong xương hàm, làm yếu xương hàm.
Do đó, trong một số trường hợp cần chỉ định nhổ bỏ để tránh ảnh hưởng đến răng kế bên cũng như hạn chế viêm nhiễm có thể xảy ra đối với nướu và xương răng.
Tình trạng lợi sưng và cảm thấy đau nhức phần trong cùng hàm dưới kèm theo sốt có thể là dấu hiệu ban đầu của mọc răng khôn hoặc phần răng khôn bị kẹt, trùm lợi không mọc thẳng được.
Không phải tất cả răng khôn cần phải nhổ. Một chiếc răng khôn mọc thẳng, bình thường, không bị kẹt bởi mô xương và nướu, không gây biến chứng đau răng, thì có thể được giữ lại miễn là bệnh nhân biết cách vệ sinh răng miệng sạch sẽ không để thức ăn đọng trên mặt răng. Tuy nhiên, với những răng khôn mọc lệch, mọc ngầm gây viêm nhiễm và mọc răng khôn thì tốt nhất bạn nên nhổ bỏ để tránh biến chứng về sau. Theo như bạn My nói, thì trường hợp của bạn có thể là răng khôn mọc ngầm.
Răng khôn là gì – Nhổ răng khôn được áp dụng khi răng mọc lệch, mọc ngầm
Nhổ răng khôn được coi là một tiểu phẫu trong nha khoa, do đó, bác sỹ sẽ cần chụp X-quang để tác định tình trạng của răng, xem vị trí hình dạng của răng khôn ra sao, có ảnh hưởng đến dây thần kinh hay không để cho ca nhổ răng diễn ra được an toàn.
Tại nha khoa KIM, bạn sẽ được tiến hành bằng máy siêu âm Piezotome – phương pháp nhổ răng không đau, không biến chứng được Hiệp Hội Nha khoa Hoa Kỳ khuyên dùng. Với các bác sĩ lành nghề được đào tạo chuyên sâu tại các trường đại học danh tiếng nước ngoài, thêm vào đó là trang thiết bị hiện đại, bạn sẽ không cần phải lo nghĩ về những đau đớn do nhổ răng gây ra nữa.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét