Bộ răng sữa bao gồm 20 chiếc trong đó hàm trên 10 chiếc, hàm dưới 10 chiếc. Hàm trái và phải có 5 chiếc: 2 răng cửa, 1 răng nanh và 2 răng hàm sữa. Răng sữa có ý nghĩa rất quan trọng trong việc đảm bảo ăn nhai trong thời kỳ bé ăn dặm cũng như giúp cho bé phát âm được tròn tiếng mà không bị ngọng.
Việc mất răng sữa quá sớm sẽ có tác động không nhỏ đến việc mọc răng vĩnh viễn sau này, khiến cho răng mọc lệch lạc hoặc dễ mắc các bệnh lý răng miệng. Ngoài ra, nếu răng sữa bị nhổ sớm thì phần lợi để lâu ngày sẽ co khít và cứng lại. Sau này, khi răng vĩnh viễn mọc sẽ rất khó khăn và gây đau đớn cho trẻ.
∗ Nên nhổ răng sữa cho trẻ trong những trường hợp nào?
Răng sữa có thể tự rụng để cho răng vĩnh viễn mọc lên, tuy nhiên trong một số trường hợp răng sữa sẽ được chỉ định nhổ bỏ để tránh biến chứng xảy ra.
– Răng sữa bị sâu lâu ngày, ống tủy bị viêm, nếu không nhổ răng sớm thì nguy cơ nhiễm khuẩn xuống vùng răng vĩnh viễn là hoàn toàn có thể xảy ra.
– Răng bị viêm cement cấp, bị nhiễm ở chóp răng hoặc răng bị nhiễm trùng ở chân hoặc kẽ chân răng. Trường hợp này cũng cần nhổ răng để tránh tình trạng áp xe xương ổ răng, gây viêm nhiễm phần răng vĩnh viễn sẽ mọc.
– Răng sữa đến tuổi thay, lung lay nhiều hoặc chưa lung lay nhưng răng vĩnh viễn đã mọc. Khi răng vĩnh viễn đã nhú lên nhưng lại chệch khỏi chân răng sữa và răng sữa vẫn không tiêu rụng đi làm cản trở răng vĩnh viễn mọc đầy đủ. Lúc này, việc nhổ răng sữa cho bé là cần thiết để răng vĩnh viễn có thể mọc bình thường.
*Những điều cần biết khi nhổ răng sữa cho trẻ
Những điều cần biết khi nhổ răng sữa cho trẻ
- Trước khi tiến hành nhổ răng
+ Các nha sỹ kiểm tra các bệnh lý toàn thân cho bệnh nhân như: huyết áp cao, bệnh máu khó đông, ung thư xương hàm hoặc vùng đầu mặt cổ, các bệnh như tiểu đường, tim mạch… thì phải có các biện pháp kiểm soát trước trong và sau khi nhổ răng để phòng những tình huống không tốt xảy ra.
+ Bệnh nhân cần giữ gìn cho khoang miệng sạch: Không có tình trạng viêm nhiễm ở trong miệng và vùng răng sẽ được nhổ. Các lỗ sâu răng nên được trám răng hết để loại bỏ các vùng răng chứa vi khuẩn. Lấy sạch cao răng và điều trị triệt để chứng viêm lợi trước khi nhổ răng cho bệnh nhân.
+ Có đơn thuốc kháng sinh nha khoa một hoặc hai ngày trước khi nhổ răng, nhằm tăng cường tính kháng khuẩn cho toàn bộ cơ thể bệnh nhân.
+ Vùng răng cần nhổ sẽ được chụp phim để kiểm soát được toàn vùng tổng quát nhất về độ khó cũng như các nguy cơ kèm theo.
- Tiến hành nhổ răng
+ Thực hiện trong phòng mổ với đầy đủ kỹ thuật tiên tiến và phòng sạch sẽ, kháng khuẩn.
+ Bác sĩ mặc áo mổ, sử dụng các dụng cụ đã được xử lý vô khuẩn.
+ Thao tác nhanh gọn, chính xác.
- Sau khi nhổ răng
+ Cầm máu thật tốt, bệnh nhân phải cắn gạc cầm máu ít nhất 10 phút.
+ Tuyệt đối tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ, dùng thuốc kháng sinh để tránh bị nhiễm trùng sau nhổ răng.
+ Thường xuyên báo cáo với bác sĩ về tình trạng cầm máu, sự giảm dần cảm giác đau, tình trạng sưng nề, nguy cơ nhiễm khuẩn, và các tác dụng phụ của thuốc hoặc sự tương tác thuốc nếu có.
+ Bác sỹ cần có kế hoạch để phục hồi răng đã bị mất cho bệnh nhân càng sớm càng tốt, nhằm tránh các hậu quả của việc để mất răng lâu ngày.
Trên đây là những điều mà phụ huynh cần lưu ý khi nhổ răng sữa cho trẻ. Nếu như còn thắc mắc nào về cách nhổ răng sữa cho trẻ thì các phụ huynh có thể liên hệ nha khoa KIM theo số 19006899 để được tư vấn và giải đáp.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét